LỊCH SỬ NGÀNH IN ẤN VIỆT NAM

Theo một số tài liệu sưu tầm được thì nghề in bản gỗ khắc ra đời ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cách nay hơn 800 năm, gắn với tên tuổi của nhà sư Tín Học theo nghề truyền thống của gia đình, ấn phẩm hồi đó là sách Kinh Phật lưu hành trong các chùa chiền.

Đến thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, thị Lang bộ lễ kiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Học, trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ về dạy cho dân làng quê ông (Hồng Liễu và Liễu Tràng – Gia Lộc, Hải Dương) và cũng từ đó ông được tôn thời làm tổ sư nghề in.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.

Thám hoa Lương Nhữ Hộc

Tuy nhiên, trên thực tế thì nghề in ở Việt Nam đã có từ lâu đời, ít ra là đã xuất hiện từ đời Nhà Lý. Sách Thiền uyển tập anh ngữ lục chép: “Thiền sư Trí Học họ Tô, người làng Chu Minh phủ Thiên Đức vốn làm nghề khắc bản in kinh. Ông mất ngày 12 tháng 5 năm 1190, vào đời Lý Cao Tông”. Hay như đời vua Trần Anh Tông cho in các sách Phật giáo pháp sư, Đạo trường tân văn, Công văn cách thức để ban bố cho dân chúng biết[12]. Đến đời Hồ Quý Ly (1400 – 1401) còn cho in tiền giấy và phát hành rộng rãi, cho thấy kĩ thuật in ấn đã đạt đến trình độ cao. Chính vì thế việc coi Lương Như Hộc là người đầu tiên truyền bá nghề in vào Việt Nam là không đúng. Cũng có thể ông đã dạy dân những cải tiến quan trọng trong nghề in ấn, giúp nó được phổ biến.

Mộc bản xưa (ảnh: tapchinganhin.com)

Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước. Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng – Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ Đại Việt sử ký toàn thư đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697)[9][10][13]. Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.

Đầu thế kỷ 20, những nghệ nhân của làng Liễu Tràng đã tham gia khắc in bộ tranh dân gian gồm 4.577 bức, nhan đề Kĩ thuật của người An Nam do Henri Oger, một người Pháp, tổ chức. Ngoài vẽ về các nghề dân gian và đời sống hàng ngày của người Việt Nam, bộ tranh còn có hình các nhân vật lịch sử như Lương Như Hộc và Kỳ Đồng.

Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiến Sài Gòn và du nhập kỹ thuật in typô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục được sử dụng vì bấy giờ chữ quốc ngữ la tinh chưa phổ biến rộng rãi. Một trong những địa điểm in khắc gỗ ở Sài Gòn lúc đó là Xóm Dầu ( Phụng Du phường). Hiện con lưu lại cuốn Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu in chữ Nôm năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là một trong số ít cuốn sách hiếm in khắc gỗ cuối cùng ở Nam Bộ.

Nghề in chữ đúc (typô) ở Việt Nam, đánh dấu mốc đầu tiên khi năm 1862, Đô đốc Bonard đưa 4 công nhân người Pháp, chở máy in, chữ in, mực giấy từ Pháp sang và lập nhà in mang tên Imperial tại địa điểm đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Du để in báo phục vụ cho công cuộc xâm lăng của Pháp. Vì là kỹ thuật in mới du nhập nên lúc đầu, công nhân Pháp phải sang thao tác về sau họ tuyển mộ và đào tạo công nhân người bản xứ vì mức lương rẻ mạt so với công nhân chính quốc. Công nhân ngành in thời đó phải biết 3 thứ chữ: chữ quốc ngữ, Pháp ngữ và có vốn Hán Nôm, tiếp xúc thường xuyên với sách vở, với giới cầm bút nên có trình độ hiểu biết nhất định, có tư thế chững chạc của những người có “chữ nghĩa”. Anh em thợ sắp chữ gọi nghề in bị bạc đãi là “nghề cứt chuột” dù rằng nhìn bề ngoài ăn mặc giống thầy thông, thầy phán:

“Trông xa tưởng là những ông phán

Đến gần: ra một toán thợ in!..”

Mãi đến năm 1909 mới xuất hiện nhà in do người Việt Nam thành lập và quản lý. Ở Hà Nội, năm 1905 thực dân pháp mở nhà in Viễn Đông (IDEO). Theo thống kảntong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ co khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920 – 1940), con số này tăng lên gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở. Tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn có 28 nhà in, trong đó có 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm 60%), tuy năng lực và kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tư bản ngoại quốc.

Trong giai đoạn 1930 – 1945 ngành in Việt Nam có những bước phát triển nhất định và đặt nền móng cho ngành in phát triển mạnh mẽ sau Cách mạng tháng tám. Khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập năm 1930, ngành in Việt Nam trước đó đã lưu truyền tác phẩm Đường cách mệnh của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc năm 1927 đến khi vận động thành lập Đảng Cộng sản VN, việc in, truyền bá các văn kiện, tài liệu của Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930), các văn bản chính trị, các thông tin tuyên truyền kêu gọi toàn dân kháng chiến của cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945 …. đã mở ra một ngành in non trẻ trong thời chiến. Trong giai đoạn này, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã mở ra một số nhà in bí mật để phục vụ cho công tác tuyên truyền và vận động cách mạng kết hợp với các cơ sở in tư nhân yêu nước của hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Dưới ách thống trị của thực dân và bị áp bức bóc lột nặng nề của tầng lớp tư sản, công nhân in ở cả hai thành phố đều sớm giác ngộ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tích cực tham gia phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhiều cuộc biểu tình đấu tranh của công nhân ngành in đã gây được tiếng vang lớn như: công nhân nhà in Jóeph Nguyễn văn Viết (năm 1030), công nhân nhà in Moderne do Testelin, Aspar…

Cũng trong giai đoạn 1930 – 1945, đây là thời kỳ văn học Việt Nam đang bước đầu vào giai đoạn có nhiều biến đổi. Nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá, tư tưởng, trào lưu phương Tây và phân hóa thành nhiều trào lưu khác nhau như: văn học lãng mạn, phong trào thơ mới, văn học hiện thực…. Chính vì vậy trong giai đoạn này, việc in ấn những tập thơ, những cuốn truyện của các nhà văn, nhà thơ cũng nở rộ góp phần tạo nên một ngành in non trẻ của Việt Nam.

Có thể nói từ nghề in bản gỗ khắc đến nghề in đúc chữ (ty-pô) đã tạo tiền đề để ngành in Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 phát triển nở rộ, nhờ đó ngành in nước ta được phát triển một cách toàn diện và dần bắt kịp với trình độ của khu vực và thế giới.

Nguồn: ST

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Triển lãm quốc tế bao bì, nhựa và in ấn – Pack Vietnam 2023

March 28, 2023

VPSE 2023 – Triển lãm Quốc tế In ấn và Bao bì Việt Nam

March 28, 2023

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN – QUÁ TRÌNH TRƯỚC IN

July 6, 2022

Lịch sử ngành in từ xưa đến nay

July 6, 2022

Leave a Comment