Phương pháp kiểm tra và kiểm soát quá trình in ấn theo phương pháp G7

Giới thiệu về phương pháp kiểm tra và kiểm soát quy trình in ấn theo phương pháp G7

Một thách thức lâu dài đối với nhà in và khách hàng in là khả năng về độ chính xác màu sắc không ổn định từ in thử đến bản in sản xuất thực tế (Proof to Press), giữa các máy in (Press to Press) và giữa các nhà in khác nhau (Printing facility to printing facility). Cộng đồng Graphic arts đã xây dựng phương pháp đáng tin cậy và ổn định từ nhiều hệ thống máy in thử đến nhiều hệ máy in sản xuất khác nhau. Mục tiêu là phát triển hệ thống cho phép cho các tập tin phổ biến được thường xuyên chia sẻ giữa các máy in với sự đảm bảo đạt được kết quả chất lượng in đồng nhất, thậm chí đồng nhất màu sắc trên nhiều môi trường in, công nghệ in khác nhau. Một tiêu chuẩn quốc tế, phát triển 1 đặc tính kỹ thuật in ấn, và giới thiệu về G7 ­‐ Phương pháp hiệu chuẩn và kiểm soát quy trình đã đưa ra những công cụ hữu hiệu đối ngành công nghiệp in để thực hiện các mục tiêu không chỉ về sự đồng nhất màu sắc giữa in thử và bản in thực tế mà có cái nhìn màu sắc đồng nhất với nhiều quy trình in khác nhau.

Trước khi tham gia thảo luận về G7, chúng ta hãy xem xét tiêu chuẩn Quốc tế và hai đặc tả kỹ thuật in ấn.

Tiêu chuẩn và Thông số kỹ thuật (The Standard and Specification)

Trong một nỗ lực để chuẩn hóa các thành phần của quá trình in ấn trên toàn thế giới. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế được phát triển theo tiêu chuẩn ISO 12647-­‐2: Process Control for the Production of Half-­Tone Colour Separations, Proof and Production Prints—Part 2: Offset Lithographic Processes

ISO 12647-­‐ 2, chỉ là tiêu chuẩn in quốc tế, xác định số lượng các thông số và các giá trị in tham khảo mà thường được đồng ý để tạo thành cơ sở cho “in ấn tốt.” Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế được giải thích, áp dụng và thực hiện trên toàn thế giới với chi tiết đặc điểm kỹ thuật in, tập hợp dữ liệu và hệ thống in ấn các phương pháp hiệu chuẩn khác nhau.
Từ lâu đã có những tranh luận cho rằng ISO 12647-­‐2 có một số hạn chế cố hữu do thực tế rằng một số công nghệ đo lường và kiểm soát mới được bỏ qua; và bởi vì các tiêu chuẩn không đặc biệt xác định cân bằng màu xám (colorimetric gray balance) và các mục tiêu phù hợp với đánh giá ngoại quan (Visual print appearance). Cập nhật gần đây của tiêu chuẩn (ISO 12647-­‐2: 2013) vào cuối năm 2013 đã giải quyết một số trong những mối quan tâm đó.Năm 1996, International Digital Enterprise Alliance (IDEAlliance) thành lập ủy ban GRACoL(1) nhằm thiết lập và phê chuẩn các áp dụng tốt nhất cho ngành công nghiệp đồ họa và tạo ra một tài liệu tham khảo (a specification) chứa các hướng dẫn chung, các điểm mục tiêu và đề xuất khoảng dung sai cho việc kiểm tra màu sắc in thử và in offset thương mại. IDEAlliance’s GraCoL đã tiến hành xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho việc in màu chất lượng cao SWOP(2) giống như các đặc điểm kỹ thuật tương tự GraCoL.GRACoL 2013 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn GRACoL. GRACoL 2013 không phải là một tiêu chuẩn mà là một đặc tả khuyến khích, thực hiện và vận hành trong khuôn khổ tiêu chuẩn quốc tế ISO 12647-­‐2: GraCoL bao gồm kiểm soát đo lường và kiểm soát dữ liệu, thu được từ những giá trị trung bình đo được từ những lần in thử nghiệm của nhiều nhà in trải rộng ở Bắc Mỹ và có chức năng như là một tài liệu tham chiếu điều kiện in (reference print condition) và là một công cụ kiểm soát quá trình (process control tool)  GRACoL là một đặc điểm kỹ thuật dựa trên “sắc độ” (colorimetrically) và cho rằng việc đạt được và duy trì cân bằng màu xám (gray balance) cả trong in thử và trên máy in sản xuất như là cách tiếp cận một phương pháp thực hiện tốt nhất để ổn định màu sắc cho in sản lượng, tạo ra bản in chấp nhận được từ in thử đến in thật đạt tiêu chuẩn in quốc tế-­‐ISO 12647-­‐2: 2013.

  • Ngành ảnh đã xử dụng thang xám hơn 100 năm nay.
  • G7 chỉ mang khái niệm này vào ngành in ấn công nghiệp.

G7 là gì?

G7 là một phương pháp hiệu chuẩn và kiểm soát quá trình trong đó sử dụng  hai đường cong mật độ in trung tính (neutral print density tone curves), một cho màu đen và một cho CMY màu xám kết hợp, để điều chỉnh hình ảnh CMYK đến một mục tiêu chung của cân bằng màu xám trung tính. Với việc tập trung vào cân bằng với cách nhìn ngoại quan, G7 định nghĩa các giá trị mục tiêu a* và b* cho mỗi bước kết hợp ba thành phần xám (grayscale). Các bộ dữ liệu GRACoL và SWOP dựa trên hiệu chỉnh G7 cho thang xám (grayscale calibrated), do đó, sự cân bằng màu xám G7 đã được xây dựng và tích hợp bên trong GRACoL 2013 và SWOP 2013/2006 đặc tính kỹ thuật in (print specification).

G7 được biết đến như cách tiếp cận cân bằng xám cho in thử và in thật (Offset, flexo, gravure, digital, silk screen). “G” viết tắt của Gray. Số 7 là 7 màu của ISO CMYK và RGB.
(1) GRACoL là một từ viết tắt General Requirements and Applications for Commercial Offset Lithographics.
(2) SWOP là một từ viết tắt Specifications for Web Offset Publishcations GRACoL.

GRACoL, SWOP và G7 là nhãn hiệu sở hữu và đăng ký của IDEAlliance.

Tại sao G7?

Trước đây, nhiều nhà in đã hiệu chuẩn hệ thống in thử của họ đến sự thay đổi của mỗi máy in sản xuất. Do hệ thống in và điều kiện in có hàng trăm yếu tố thay đổi, máy in nói chung là thành phần không ổn định nhất trong toàn bộ quy trình làm việc về màu! Hiệu chuẩn màu sắc máy in thử đến máy in thật là tình huống tạm thời tốt nhất (Proof to print). Rất nhiều nhà in đã làm việc cực lực để duy trì “Proof to Print” nhưng khi gặp khách hàng yêu cầu in thử giống nhiều máy in khác nhau thì sẽ rất khó đạt kết quả giống màu.

Phương pháp kiểm soát và hiệu chuẩn G7 yêu cầu tất cả các thiết bị trong quy trình công việc quản lý màu sắc, phải cài đặt giống nhau và cùng một mục tiêu. G7 cung cấp một quy trình khá đơn giản để đo tờ in và đưa ra quyết định sẽ làm thế nào để kiểm soát nhiều biến cố vốn có trong quá trình in. Khi một biến cố trong một hệ thống bắt đầu sai lệch khỏi mục tiêu, nó có thể được xác định và hiệu chuẩn lại. Khi tất cả các hệ thống có cùng một quy trình làm việc nhắm đến mục tiêu cân bằng xám G7 thì bản in của nhiều nhà in khác nhau sẽ đạt được kết quả màu sắc đồng nhất.

Hiệu chuẩn với G7 (Calibrating with G7)

Phương pháp hiệu chuẩn G7 cho hệ thống in thử và in thật sử dụng dữ liệu  “sắc độ” (colorimetric data) để đạt được kết quả cân bằng màu xám phù hợp với tiêu chuẩn mật độ in trung tính (standardized neutral print density) ISO10128:2009 bao gồm các phương pháp để đạt được cân bằng màu xám G7. Ngoài phương pháp hiệu chuẩn khác, G7 liên tục giám sát giá trị đo 3 thành phần kết hợp của CMY là xám trung tính chứ không phải riêng biệt từng kênh màu CMY (TVI).

G7 kiểm soát giá trị tone màu “xám” từ vùng 0% đến 100%. RIP / CtP sẽ điều chỉnh đường cong (curves) cho cả 3 thành phần màu kết hợp CMY và màu đen K phù hợp với thông số kỹ thuật G7. Nhằm tất cả các hệ thống máy in đạt được sự cân bằng màu xám cho kết quả chất lượng các bản in nhất quán từ in thử đến in thật. Đó là công việc của các nhà in để đảm bảo các thiết bị được cân chỉnh và hoạt động trong khoảng dung sai cho phép của tiêu chuẩn.

Hệ thống phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng khi một sự cố trong in lệch khỏi mục tiêu (và nó sẽ..) sẽ có hành động khắc phục tương ứng ngay lập tức.

Phương pháp hiệu chuẩn G7 có thể được áp dụng cho nhiều công nghệ in khác nhau từ offset, flexographic, gravure, digital, in lụa và phương pháp hiệu chuẩn được sử dụng bất kể công nghệ in, loại mực in, vật liệu in nào…Điều quan trọng cần lưu ý là G7 không chỉ làm việc với vật liệu in tiêu chuẩn ISO mà ngay cả những vật liệu ngoài tiêu chuẩn.

Do đó, không có những điều khoản của G7 về yêu cầu loại vật liệu in. Sự lựa chọn vật liệu in phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật in / bộ dữ liệu máy in phù hợp với (ví dụ, GRACoL, SWOP, tùy chọn, vv). G7 sẽ hiệu chỉnh hệ thống in ấn để tạo ra bản in cân bằng xám tương đối với bản in bất kỳ bằng cách lấy đặc tính quang học vật lý của vật liệu in (ví dụ: bề mặt giấy, độ hấp thụ mực, vv). Do đó, với hiệu chuẩn G7, cân bằng màu xám sẽ thích ứng với từng vật liệu in và màu xám sẽ trông tự nhiên không phân biệt màu của vật liệu in và bề mặt vật liệu. Nguyên tắc thích ứng cân bằng màu xám G7 cũng áp dụng đối với toner, mực phi tiêu chuẩn, và các công nghệ “tram” khác nhau.

Khi hiệu chuẩn hệ thống in thử và in thật theo tiêu chuẩn GRACoL (như hầu hết các nhà in khác đang tìm kiếm để làm), G7 yêu cầu sử dụng các loại mực in được xác định bởi ISO 2846-­‐1 sao cho các các màu cơ bản CMYK và RGB gần  với giá trị CIE L * a * b * như chỉ định trong ISO12647-­‐2.
Cần lưu ý rằng mặc dù phương pháp hiệu chuẩn G7 không yêu cầu giấy cụ thể, tuy nhiên, có một khuyến cáo GRACoL 2013 cho các đặc tính giấy (ví dụ như điểm trắng / độ bóng) cho in thử và in thật. Cụ thể lấy từ ISO 12647-­‐2: 2013, như sau: điểm trắng L * = 95, a * = 1, b * = -­‐4 (điều kiện đo M1 -­‐ xem ISO 13655: 2009) ΔE76 lớn hơn 3 so với tiêu chuẩn của GRACoL, nó được coi là ngoài khoản dung sai. Trong trường hợp này, bộ dữ liệu GRACoL có thể được tính toán lại bằng cách sử dụng phương pháp hiệu chỉnh màu giấy (ví dụ SCCA­ được định nghĩa là GRACoL Relative)

Chứng chỉ G7

Chứng chỉ G7 được IDEAlliance cấp cho các cơ sở có trang thiết bị và hệ thống được hiệu chuẩn thành công đến G7. Chứng chỉ của G7 phải được gia hạn hàng năm và cần hỗ trợ của chuyên gia G7 để hướng dẫn người nộp bài in thông qua quy trình đánh giá G7. Các chuyên gia G7, chuyên gia đào tạo chương trình và phải vượt qua một kỳ thi toàn diện G7. Các chuyên gia được gia hạn mỗi hai năm..

Tóm tắt và Kết luận

G7 không phải là hệ thống quản trị màu mà là thành phần chính trong lưu đồ quản trị màu. Nếu in thử đến tiêu chuẩn kỹ thuật ví dụ như GRACoL/G7, kẽm được ghi với đường curve được thiết lập theo G7 và máy in được duy trì hoạt động trong đặc tính đã thiết lập G7 (bao gồm giấy và mực). Kết quả là có thể dự đoán và có khả năng lặp đi lặp lại.
Tất cả các thiết bị phải được hiệu chuẩn, khả năng đo đạc gần màu xám trung tính (neutral graybalance) của tone màu. Nếu một thành phần sai lệch, nó có thể được nhận dạng và cân chỉnh lại.
Nếu tất cả các hệ thống in thử, máy in thật, và quy trình quản lý màu sắc đều hướng tới một đặc điểm cân bằng màu xám giống nhau (vd: neutral print density), các nhà thiết kế hay khách hàng in có thể gửi các file đến các máy in khác nhau một cách tự tin là màu sắc sẽ giống nhau.

Nguồn: ST

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Triển lãm quốc tế bao bì, nhựa và in ấn – Pack Vietnam 2023

March 28, 2023

VPSE 2023 – Triển lãm Quốc tế In ấn và Bao bì Việt Nam

March 28, 2023

ĐẠI CƯƠNG NGÀNH IN – QUÁ TRÌNH TRƯỚC IN

July 6, 2022

Lịch sử ngành in từ xưa đến nay

July 6, 2022

Leave a Comment